Breaking News

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Lựa chọn phương pháp ăn dặm nào phù hợp nhất với thể trạng của con luôn là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ. Chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp ăn dặm - một trong những phương pháp được nhiều mẹ áp dụng nhé. 

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

 a.     Là phương pháp mà trẻ được tập ăn qua 4 giai đoạn, theo đó mà độ thô của thức ăn tăng dần. Phân chia giai đoạn là phụ thuộc vào sinh lý của trẻ, lúc nào thì có phản xạ nuốt, lúc nào có phản xạ nhai.

    + Giai đoạn 1: 5-6 tháng: Giúp bé nhớ cách dùng lưỡi đẩy thức ăn từ ngoài vào trong rồi nuốt
    + Giai đoạn 2: 7-8 tháng: Giúp bé nhớ cách dùng lưỡi để đưa và đẩy thức ăn lên và xuống
    + Giai đoạn 3: 9-11 tháng: Giúp bé nhớ các dùng lợi để nghiền thức ăn cứng
    + Giai đoạn 4: 12-15 tháng: Giúp bé nhớ cách dùng răng để ăn



>> Xem thêm: Làm sao cho trẻ hết biếng ăn khi mới bắt đầu ăn dặm?

 b.    Nguyên tắc cho con ăn dặm:

- Tập ăn từ ít rồi tăng dần. Từ 5 đến 8 tháng vẫn ưu tiên sữa hơn, và sau 9 tháng thì mới ưu tiên ăn dặm. Lúc mới đầu tập theo phương pháp này thì trẻ ăn ít, điều này sẽ khiến cha mẹ cảm thấy sốt ruột. Vì vậy, cha mẹ cần phải bình tĩnh đón nhận và cố gắng kiên nhẫn. Phải để cho con quen và thích thú dần. Sau này con quen rồi thì sẽ ăn nhiều hơn.
-  Khi mới bắt đầu ăn theo phương pháp này nên cho trẻ ăn riêng từng món để làm cho vị giác con phát triển, ngon hơn. Sau này con lớn rồi thì con có thể thích loại này, không thích loại kia rất dễ khi con được ăn riêng từng món như vậy. Sau này con quen rồi thì thỉnh thoảng ta lại đổi bữa cho ăn chung với nhau, rất linh hoạt.
-  Trong ngày nên cho con ăn chỉ 1 thứ mới để theo dõi phản ứng của con. Cũng nên cho bé ăn 2 ngày liên tục như thế.

 c.      Cách cho con ăn:

-  Tôn trọng con: tạo cho con thích thú ăn uống, tự động há miệng ra ăn chứ ko ép con ăn. Không ăn, nhè ra hoặc khóc là dừng.
 - Tìm nguyên nhân vì sao con không ăn: có thể con đang khó chịu cái gì đấy: buồn ngủ, ị, chỗ ngồi chưa thoải mái,…
  - Thức ăn chưa được trơn: khi mẹ tăng độ thô mà con chưa kịp thích ứng thì dừng 2 ngày, chế biến thức ăn trơn hơn cho con, thức ăn có ngon không?
  - Thức ăn không ngon: mẹ phải ăn cùng con để biết có ngon không nhé!

Không:

 - Không xem ti vi
 - Không chơi khi ăn, chỉ nói chuyện với con khi ăn, ko cho trẻ cầm đồ chơi khi ăn
 - Không cho ăn lâu, 20-25 phút ko ăn hết cũng dừng. Kinh nghiệm là cho con ăn liên tục, tập trung. Ăn tập trung giúp con tiêu hóa tốt hơn và tập thói quen tốt cho con trong ăn uống.
- Không cho con ăn vặt
- Ngồi cố định 1 chỗ để ăn: ngồi ghế ăn. Tập cho con thói quen ngồi 1 chỗ, ăn xong mới được được ra. Sau này con biết hơn thì tập cho con muốn ăn thì giơ tay, tự ngồi vào ghế và đeo yếm vào. Không muốn ăn nữa thì giật yếm ra và ra khỏi ghế.

Ưu và nhược điểm ăn dặm kiểu Nhật

 a. Nhược điểm:

-  Cái này quạn trọng nhất đây. Cần phải trao đổi với chồng và người thân trong gia đình để thống nhất là theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Vì nó mới và lạ lùng nên rất hay gặp sự phản đối của người khác, điều đó làm chúng ta mất kiên nhẫn. Khi đó chúng ta sẽ lung lạc, xoay sang kiểu ép con ăn hoặc đi rông, bla bla. Chúng ta sẽ thất bại

-   Cần xác định với nhau rằng: tập ăn dặm gồm  2 phần: con được ăn và con được học cách tự giác ăn. Chính vì thế mà ko nhồi nhét cho con ăn bằng mọi giá. Hậu quả có thể là con sẽ không quá béo tốt đâu, chỉ tăng trưởng trong mức đủ tiêu chuẩn thôi. Ví dụ như nếu con không ăn thì không ép, sẽ tìm cách bù cho con như uống thêm sữa hoặc bổ sung thêm vitamin và khoáng,…

-  Gần như là các con sẽ được ăn riêng từng món, do đó chúng ta sẽ mất công và thời gian chế biến món ăn. Lúc đầu là cháo, sau 1 tuần sẽ thêm rau và sau 1 tháng đầu thì các con ăn 3 món 1 bữa. 

    b.    Ưu điểm:

-  Con được học ăn theo đúng giai đoạn sinh lý, tập phản xạ nuốt, nhai theo đúng sự phát triển.
-  Con được ăn đa dạng, từng món riêng nên vị giác của con sẽ tinh tế hơn. Lớn lên sẽ không kén ăn, nhất là rau.
- Tránh được chuyện: ăn lâu, ngậm, đi rông, xem ti vi, cả nhà phải bày đủ trò mới chịu ăn 1 miếng (dọa công an, ông ba bị,…), ko ăn rau, kén ăn. Thay vào đó là thái độ thích thú với ăn uống, tập trung khi ăn sẽ làm cho bộ máy tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn, các dịch tiêu hóa tiết ra tốt hơn. Và như thế, con sẽ biết ăn ra ăn, chơi ra chơi, chủ động trong ăn uống, rèn luyện được tính tự lập khi tự ăn, tự uống, tự chọn đồ ăn ưa thích,…

>> Xem thêm: Kinh nghiệm ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 3 tuổi chuẩn khoa học

Popular Posts